Bài đăng gần đây

Đặc điểm môi trường làm việc của công nhân khai thác hầm lò

- by lo · - 0 Comments

Khai thác than là một ngành công nghiệp mà người lao động phải hoạt động ở trong môi trường khắc nghiệt. Trong đó, nghề khai thác than hầm mỏ được xếp vào loại lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc.



Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than hầm lò ở nước ta chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị đa phần là cũ và không đồng bộ. Than vẫn được khai thác thủ công từ khâu khoan nổ, đào chống, xúcvà vận tải... Môi trường và điều kiện lao động dưới hầm lò rất khó khăn, khắc nghiệt, thiếu ánh sáng, hoạt động gò bó hạn chế dễ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, và nghiên cứu thực trạng sức khoẻ công nhân và môi trường lao động khai thác than hầm lò nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động làm công việc đặc thù này.

Do điều kiện địa chất phức tạp, nên khi mở rộng khai thác, các đường lò ngày càng đi xa và xuống sâu, tiết diện lò chợ, lò cái hẹp không đúng thiết kế làm tăng sức cản thông gió. Các mỏ hầm lò đều có độ sâu từ vài chục mét đến 110m so với mặt nước biển, nhiệt độ đo được cao từ 28 – 31độ và độ ẩm nhiều vị trí đo cao hơn so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép lên đến 16%. ánh sáng hết sức quan trọng đối với sức khoẻ người lao động, song trong các hầm lò khai thác than, 100% các vị trí được đo, độ chiếu sáng chỉ đạt từ 18 – 44% so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Khi đo nấm mốc, vi khuẩn có trong không khí hầm lò, ở nhiều vị trí đo có số khuẩn lạc cao gấp 2,5 –8,6 lần, còn nấm mốc có mặt ở khắp nơi trong hầm lò và đều cao hơn TCVSCP. Nhiều nơi số lượng nấm cao hơn gấp 20 lần, với số nấm mốc là 16.222 sợi/1m3 không khí và số khuẩn lạc tăng lên tới 104 KL. Với nồng độ nấm cao kết hợp với không khí nóng ẩm tạo nênđiều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, bệnh nấm phát triển.

Tốc độ lưu chuyển không khí thường không ổn định. Một số vị trí lặng gió, tốc độ đo được chỉ từ 0,1 – 0,2m/s (mỏ Mông Dương, Thống Nhất) nhưng nhiều nơi lại có sự chênh lệch cao, tốc độ lưu chuyển không khí từ 0,5 – 1m/s (Mạo Khê, Vàng Danh và 1 số vị trí của mỏ Thống Nhất). Điều này rất bất lợi cho sự thích ứng của cơ thể. Việc thông gió cục bộ bằng quạt tương đối đầy đủ nhưng ở các gương lò lại có hiện tượng gió quẩn có hại cho sức khoẻ người lao động.
Trong hầm lò có rất nhiều bụi, bụi hầm lò được tạo ra bởi nổ mìn, vận tải, xúc than… Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ bụi ở các hầm lò cao hơn nhiều TCVSCP. Bình thường, hàm lượng bụi trong không khí đã lên tới 95 – 100mg/m3, còn vào thời điểm khai thác nồng độ bụi cao gấp 35 lần TCVSCP. Đây là những yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh viêm phế quản, bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Về nồng độ các khí CO, SO2, NO2, tại các vị trí đo đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, trừ nồng độ khí CO2 nhiều vị trí cao hơn TCVSCP đến 4 lần.

Lượng nước thải ở các mỏ hầm lò khá lớn, cụ thể mỏ Thống Nhất thải trung bình 1.500-2.000m3/ngày, mỏ Mông Dương khoảng 3.600m3/ngày. Nước thải có độ axit cao (pH 3,6 - 5,3) lại cộng thêm các chất thải đã làm tăng thêm sự ô nhiễm môi trường trong đường hầm.

Do tính chất và điều kiện môi trường lao động không thuận lợi, xuất hiệnnhiều biểu hiện bệnh có liên quan đến nghề nghiệp rõ rệt như bệnh bụi phổi silic, bệnh nấm da… Các bệnh thường gặp của công nhân hầm lò như là bệnh xương khớp chiếm 12,60%, bệnh tiêu hoá 13,80%, bệnh thần kinh 26,30%, bệnh ngoài da 34,90%, bệnh hô hấp 32% và bệnh tai mũi họng là 69,50%. Nói chung, tỷ lệ bệnh mà công nhân khai thác than hầm lò mắc phải đều cao và có những công nhân cùng một lúc mắc 2,3 bệnh.
Với đặc điểm điều kiện và môi trường lao động như vậy, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động là khó tránh khỏi. Tình hình nghỉ việc do ốm đau và nghỉ tai nạn lao động cao, theo thống kê với lao động hầm lò trong nhiều năm điều tra đều vượt quá 50 ngày/năm, số ngày nghỉ trung bình tối đa gấp 2,5 lần qui định. Cũng chính vì vậy, không một người lao động có thể làm việc dưới hầm lò khi trên 50 tuổi.

Việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động đặc biệt là lao động khai thác than hầm lò rất được sự quan tâm của lãnh đạo và công đoàn các mỏ, tuy nhiên vì tâm lý lo ngại mất việc, ảnh hưởng đến thu nhập nên một số người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp vẫn xin được xếp vào nhóm sức khoẻ loại II và III dù họ thuộc nhóm cần phải được điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ hay bố trí công việc khác phù hợp. Đây là một thực tế cần được quan tâm nghiên cứu để có các giải pháp phù hợp. Theo chúng tôi, trước tiên chúng ta cần phải:

1- Có chương trình cụ thể từng bước thực hiện cải thiện môi trường và điều kiện làm việc của công nhân khai thác than hầm lò.

2- Tăng cường kiểm tra chế độ cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động, chế độ ăn theo định lượng, chế độ cung cấp nước uống, chế độ cung cấp đủ nước tắm rửa sau ca làm việc. Tại các mỏ nên qui định địa điểm có luồng khí sạch để người lao động hầm lò ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ.

3- Thực hiện chế độ khám tuyển bắt buộc, duy trì khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp nhằm sắp xếp lao động hợp lý, tổ chức điều trị, điều dưỡng kịp thời.

4- Cần nhanh chóng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ – khám tuyển , khám định kỳ cho công nhân hầm lò. Việc xây dựng tiêu chuẩn đặc thù này phải do Trung tâm Y tế Lao động ngành than chủ trì, có sự phối hợp của các chuyên gia trung ương và ngành có khai thác hầm lò khác.

5- Từ những kết quả nghiên cứu , khảo sát trên, do đặc thù nghề nghiệp, đề nghị nhà nước có thể sửa đổi bổ sung qui định chế độ nghỉ ốm tối đa đối với công nhân làm dưới hầm lò được tăng chế độ đến 60 ngày/ năm. Ngoài ra, đề nghị nhà nước có qui định về thời gian lao động cũng như tuổi nghỉ hưu cho phù hợp. Trong thời gian chờ đợi, chưa giải quyết ngay được thì có thể qui định trên 50 tuổi không được làm việc trong hầm lò.

Do những đặc điểm môi trường làm việc đặc thù và nguy hiểm nên các hầm mỏ nên được quan tâm đặc biệt đến các vấn đề an toàn cụ thể như:

1- Trang thiết bị bảo hộ lao động

2- Thường xuyên kiểm tra lượng nước trong hầm mỏ

3- Dụng cụ lao động

4- Dụng cụ phòng cháy chữa cháy, phòng nổ

Xem các thiết bị an toàn trong khai thác hầm mỏ tại: phòng nổ

Phòng cháy chữa cháy: Trách nhiệm không của riêng ai

- by lo · - 0 Comments

Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, giải pháp hàng đầu để phòng cháy nổ vẫn là biện pháp tuyên truyền cho từng người dân hiểu rõ quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC), phòng nổ trách nhiệm của từng người dân trong phong trào PCCC.



Trong phiên chất vấn tại kỳ họp hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chiều 3/12, các đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan tới công tác và giải pháp PCCC, đặc biệt là từ đầu năm cho đến nay trên địa bàn đã xảy ra nhiều vụ cháy liên quan đến nhà cao tầng, khu chung cư, tái định cư.

Trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề PCCC, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, đây là vấn đề nóng, đang gây bức xúc và lo lắng cho người dân. Thể chế pháp luật về PCCC đã quy định rất rõ và cụ thể về trách nhiệm của các ban, ngành, đơn vị, của chủ đầu tư và người dân.

Thành phố đã có chỉ đạo, điều hành rất quyết liệt, thường xuyên, sát sao, thực hiện nhiều thanh tra, phúc tra, kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị. Tuy vậy, vẫn xảy ra cháy vì chúng ta chưa thật sự quan tâm đến PCCC. Ở nhiều công trình, do nể nang, tiết kiệm chi phí, các thiết bị PCCC đều được thi công cuối cùng. Thành phố đã ký nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về PCCC. Nhưng cũng có khách quan là phát triển đô thị, hạ tầng và ý thức giữ gìn PCCC của mỗi người dân, tổ chức chưa thật sự cao.

Những tồn tại liên quan đến công tác PCCC

Ông Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC cho biết, những năm qua, nguy cơ cháy nổ trên địa bàn Thủ đô vẫn còn tiềm ẩn và gia tăng, do đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội, điều kiện hạ tầng xã hội, thời tiết... Năm qua, đã xảy ra 500-700 sự cố cháy, những sự cố này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao, nếu không phát hiện, chữa cháy kịp thời, có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Vừa qua, UBND TP giao cảnh sát PCCC phối hợp với các đơn vị chức năng khảo sát điều tra, đánh những tồn tại của nhà chung cư liên quan đến PCCC.

Qua công tác điều tra, ngoài 643 nhà chung cư mà báo cáo của UBND TP đã nêu, Thành phố còn có 891 nhà và công trình cao tầng chuyên năng khác, trong đó có 779 công trình đã đưa vào hoạt động và 112 công trình đang thi công. Điều đáng nói, ngay cả các công trình đang thi công cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy, hỏa hoạn.

Nguyên nhân là do nhiều nhà và công trình đi vào hoạt động trước khi có Luật PCCC (Luật đi vào thực hiện năm 2001). Từ đó, những quy dịnh cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu chưa được hình thành, quy định rõ ràng. Với chủ đầu tư tại thời điểm đó có thể cố tình không biết, có thể làm ngơ, miễn là sớm có giấy phép, giảm được kinh phí.

Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan do nhận thức, chạy theo lợi nhuận, bộ máy cán bộ thực thi nhiệm vụ về năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm còn hạn chế, còn yếu. Bên cạnh đó, hoạt động của ban quản trị nhà chung cư còn rất yếu, cả về chuyên mô nghiệp vụ và nhận thức trách nhiệm.

Ông Định cho rằng công tác khảo sát điều tra cơ bản phải đánh giá kỹ càng tình hình, phân tích rõ nguyên nhân khách quan chủ quan, tồn tại lịch sử. Trên cơ sở đó phân định rõ toà nhà nào, chung cư nào có trước Luật, sau Luật, cái nào đã hoạt động, chưa hoạt động, mức độ sai phạm, khả năng phắc phục, phạm vi trách nhiệm và phạm vi liên quan.

Gần 1.200 tỷ đồng hỗ trợ trang thiết bị cho lực lượng PCCC

Tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, Thành phố Hà Nội đã tăng cường đầu tư trang thiết bị cho lực lượng PCCC. Thời gian qua, Thành phố đã chi gần 1.200 tỷ đồng hỗ trợ trang thiết bị cho lực lượng PCCC và đã có 2 gói thầu thiết bị được bàn giao. Thành phố đang tổ chức đấu thầu trang thiết bị cho PCCC một số quận, huyện với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.

Đặc biệt, Thành phố cũng đã có quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở PCCC trên địa bàn, tất cả các quận, huyện đều sẽ có trụ sở của lực lượng PCCC. Dự kiến trong tháng 12 này quy hoạch sẽ hoàn thiện và được phê duyệt.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, so với hơn 20 địa phương có thành lập riêng Cảnh sát PCCC thì Hà Nội là một trong những địa phương trang bị hiện đại, đầy đủ, đáp ứng được cơ bản yêu cầu PCCC.

Theo Giám đốc Cảnh sát PCCC Hoàng Quốc Định, kể từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2011, lực lượng PCCC đã phát triển về mô hình tổ chức và biên chế, với 15 đơn vị tại các quận, huyện và cũng đã có mạng lưới trên cả địa bàn. Dự kiến, đến năm 2020 có từ 4.000-4.500 chiến sĩ làm nhiệm vụ PCCC.

Về trang bị phương tiện kỹ thuật, tính đến thời điểm này, Thành phố có 209 xe phương tiện chữa cháy, trong đó có 83 xe chữa cháy, 16 xe thang. Ngoài ra còn có nhiều xe tải, bán tải, cứu thương, mô tô chữa cháy,.... So với thời kỳ trước khi thành lập, trang bị của cơ quan PCCC đã được nâng lên đáng kể, hiện đại.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền PCCC cho người dân

Về các giải pháp căn cơ, lâu dài, bền vững cho công tác PCCC, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn cho rằng, vẫn là biện pháp tuyên truyền cho từng người dân hiểu được quy định pháp luật về PCCC, trách nhiệm của từng người dân trong phong trào PCCC. Giải pháp này vẫn là hàng đầu mà Hà Nội thường xuyên thực hiện. Những cuộc diễn tập, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên dược thực hiện ở các khu dân cư, đặc biệt ở những địa điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao như khu chung cư, các trung tâm thương mại,...

Nếu từng người không có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản của mình thì việc đầu tư cho PCCC bao nhiêu cũng không đủ. Lấy phòng ngừa là chính và đây là biện pháp lâu dài, bền vững. Khi xảy ra cháy thì dù trang bị hiện đại, đông đảo lực lượng thì cũng khó mà cứu chữa kịp thời.

Bên cạnh đó, giải pháp cũng đặc biệt quan tâm, đó là 4 tại chỗ gồm: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Ngoài ra, cần có nhiều giải pháp đi kèm như trách nhiệm người đứng đầu, cơ quan tổ chức...

Trong bối cảnh giao thông đi lại khó khăn, ngoài thực hiện phương án 4 tại chỗ, Giám đốc Cảnh sát PCCC đề nghị UBDN các cấp, ngành chức năng thật sự quan tâm chăm lo cho lực lượng ban quản trị các toà nhà chung cư để nâng tính chuyên nghiệp trong công tác PCCC.

Tìm kiếm

Bài đăng phổ biến

Theo dõi

Mời bạn nhập email để theo dõi thông tin mới nhất

© 2013 Vật liệu - Phụ kiện. All rights reserved.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!